Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Động Ngườm Ngao Cao Bằng

Danh lam thắng cảnh Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Theo tài liệu khảo sát của Hội khảo sát Hoàng gia Anh vào năm 1995 thì động Ngao có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn.
Du lịch Động Ngườm Ao Cao Bằng
Một khối đá lấp lánh ánh nhũ trong hang Ngườm Ngao
Theo tiếng Tày, "ngườm" là "động", "ngao" là "hổ"; "Ngườm Ngao" có nghĩa là động hổ. Động Ngườm Ngao được chia thành ba khu chính: Khu Tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.
http://langvietonline.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=81936
Khối nhũ đá đẹp trong động Ngườm Ngao
Khách tham quan sẽ choáng ngợp trong một không gian rộng lớn, với những dải thạch nhũ kỳ kiệu lung linh sắc màu, những tượng đá quyến rũ sức tưởng tượng của con người, những dải san hô khổng lồ, những hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá... Nét độc đáo làm nên “tên tuổi” danh thắng Ngườm Ngao là những thửa ruộng bậc thang do sàn đá vôi bị xâm thực và phong hóa nhiều triệu năm tạo thành, đặc biệt là Bông sen vàng úp ngược, đây thực sự là một kiệt tác của tạo hóa, những cánh hoa như được gọt giũa công phu tỉ mỉ đạt đến độ hoàn mỹ...
Bông sen động Ngườm Ngao, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.
Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ. Hiện nay, Động Ngườm Ngao đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Vẻ đẹp thác Bản Giốc Cao Băng

Vẻ đẹp khó cưỡng của Thác Bản Giốc ngày nước đổ

Đầu Đông, khi những cơn mưa chuyển mùa đổ về cũng là lúc những dòng thác ở Bản Giốc từ trên cao trắng xóa ào ào đổ xuống qua mấy tầng bụi mù hơi nước với hai bên những ngọn núi đá vôi càng làm nổi bật vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ nổi tiếng của thác Bản Giốc.

ve-dep-kho-cuong-cua-thac-ban-gioc-ngay-nuoc-do
Truyền thuyết kể rằng, có người con gái đẹp tuyệt trần được tiến vua nhưng liều mình trốn thoát cùng người mình yêu. Sau khi tìm được nhau, họ cùng chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Dân bản chứng kiến trời đổ mưa tầm tã cả tuần liền.
Nước ngập khe suối, không ai dám ra ngoài vì mưa to kèm sấm sét dữ dội. Kỳ lạ thay, khi mưa tạnh, người ta thấy có hai ngọn thác lớn đổ nước trắng xóa phía bên cạnh bản. Dưới chân thác, mặt nước lại trong xanh hiền hòa như không vướng víu bụi trần. Kể từ đó, người dân gọi nơi đây là thác Bản Giốc để tưởng nhớ về một thời gái bản tiến vua, cũng là niềm tự hào của người Tày với sắc đẹp trời ban.

ve-dep-kho-cuong-cua-thac-ban-gioc-ngay-nuoc-do
Ngày nay, Thác Bản Giốc được xem là dòng thác đẹp nhất Việt Nam, nằm trên đường biên giới Việt - Trung, giữa khung cảnh núi non trùng điệp còn đậm nét nguyên sơ. Bản Giốc còn được vinh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia.
Những cơn mưa chuyển mùa đầu Đông tạo cho Thác Bản Giốc những dòng nước hùng vĩ cuồn cuộn đổ xuống qua nhiều bậc thang, tạo thành những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau, hơi nước bay lên như một dải lụa trắng vắt ngang qua sườn núi.
 ve-dep-kho-cuong-cua-thac-ban-gioc-ngay-nuoc-do
Khoác balo lên với mành đất biên cương của Tổ quốc, bạn sẽ có dịp nhắm nhìn cận cảnh vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa hùng vĩ của Thác Bản Giốc, ở đó bạn có thể hòa mình vào màn sương nước mát lạnh, cảm nhận bầu không khí trong lành và sảng khoái.
Thêm chút thử thách, bạn có thể leo lên phía trên để ngoạn cảnh thác Bản Giốc từ trên cao tuôn đổ.
Thêm chút thử thách, bạn có thể leo lên phía trên để ngoạn cảnh thác Bản Giốc từ trên cao tuôn đổ.
Đây  là khoảng thời gian lý tưởng để bạn thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ đến lạ của những triền núi phủ đầy hoa trên đường đến thác Bản Giốc.  
Đến với Bản Giốc, Cao Bằng, ngoài thú thăm quan ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của Thác Bản Giốc banh cũng có thể chọn cho những những sản vật vô cùng phong phú bởi tính chất lạ và độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc thiểu số.
Quanh khu vực thác Bản Giốc, dân tộc Tày chiếm đa số. Với tập tục sống dưới chân núi và ven suối, họ nương theo dòng nước từ thác Bản Giốc để sinh sống.

ve-dep-kho-cuong-cua-thac-ban-gioc-ngay-nuoc-do
Những tâm hồn mơ mộng còn ví von, thác Bản Giốc như cô gái kiêu kỳ, mà nét kiêu sa của nàng khó mà cưỡng lại. Chừng đó đủ để thác Bản Giốc trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Thác Bản Giốc như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, đến đây Du khách sẽ choáng ngợp say đắm trước sự hùng vĩ bao la của thiên nhiên, sự hiếu khách của người dân bản địa.
Theo dantri.com.vn

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

dư địa chí Cao Bằng

TỔNG QUAN VỀ CAO BẰNG
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
 Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 so với mặt nước biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. Dân số hiện nay là 519.802 người. Non nước Cao Bằng  đậm đà bản sắc  văn hoá các dân tộc. Từ khi thành lập tỉnh đến nay đã trả qua những giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển mang dấu ấn sâu sắc.
I. THỜI KỲ PHONG KIẾN
Từ thời kỳ đầu dựng nước, vùng Cao Bằng đã có cư trú của người Việt cổ, minh chứng là qua các di chỉ khảo cổ, di tích đã được khai quật ở Hồng Việt, (Hòa An), Cần Yên (Thông Nông), Lũng Ỏ (Quảng Uyên)… cùng truyền thuyết về Pú Luông - Giả Cải, Cẩu chủa cheng vùa.
Địa danh Cao Bằng được chép trong sử sách từ rất sớm. Sách "Dư địa chí" do Nguyễn Trãi biên soạn năm 1435 đã ghi "Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương Bắc vậy".
 Sách "Việt kiệu thư" của Lý Văn Phượng (nhà Minh – Trung Quốc) viết năm 1540, mục "Châu quận diên cách" ghi tên các đạo, phủ, châu, huyện nước ta hồi đầu nhà Lê, có tên phủ Cao Bằng.
Thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 – 1497), vào năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đã chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn). Cao Bằng lúc đó gọi là phủ Bắc Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
 Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tông cho định bản đồ của 12 thừa tuyên, trong nước có 49 phủ, 163 huyện, 50 châu. Đồng thời đổi tên 6 thừa tuyên. Thừa tuyên Thái Nguyên được đổi tên gọi là thừa tuyên Ninh Sóc.
 Năm Hồng Đức thứ 3 (1472), Lê Thánh Tông đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, nước ta khi đó gồm 13 thừa tuyên, tổng cộng 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 36 phường. Phủ Cao Bằng thuộc thừa tuyên Ninh Sóc, phủ Cao Bằng có 4 châu:
 Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), thừa tuyên Ninh Sóc lại được đổi tên thành thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình được đổi thành phủ Cao Bằng vẫn trực thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
 Năm Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời vua Lê Hiến Tông, nhà vua đã tách một số thừa tuyên thành các trấn mới, tại các trấn đó đã thiết lập bộ máy mới có chức năng quản lý hành chính và có trách nhiệm với triều đình Trung ương như các đạo thừa tuyên. Thừa tuyên Thái Nguyên được tách thành trấn Thái Nguyên và trấn Cao Bằng, theo "Phương Đình địa chí" và "Đại Việt địa dư toàn biên" của Nguyễn Văn Siêu thì: Năm Cảnh thống thứ hai 1499 Cao Bằng được tách làm trấn riêng, sách ấy ghi rõ "Năm Cảnh Thống thứ 2 mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng"; khi mới thành lập Cao Bằng gồm 1 phủ, 4 châu: phủ Cao Bình, châu Thái Nguyên (Thạch Lâm), châu Lộng Nguyên, châu Thượng Lang, châu Hạ Lang. Trấn lỵ đặt tại Hòa An.
Như vậy từ năm 1499, Cao Bằng được tách khỏi Thái Nguyên thành lập một trấn riêng không lệ thuộc vào Thái Nguyên như trước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, trấn Cao Bằng xuất hiện. Đó là một niên đại quan trọng, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Cao Bằng, chứng tỏ vùng đất này đã phát triển đến mức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương. Từ khi tách, Cao Bằng có bộ máy riêng để quản lý lãnh thổ, bộ máy đó chịu sự quản lý điều hành của chính quyền nhà nước Trung ương (triều đình – nhà vua), bình đẳng với các trấn khác.
 Đến thời nhà Mạc (1592 – 1677) lên Cao Bằng, đóng đô ở Cao Bình (nay thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng) đặt hiệu là Càn Thống, quản lý cả các vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
 Năm 1677 – nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt trấn Cao Bằng. Trong "Đại Việt địa dư toàn biên" ghi rõ: "Đến năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt làm trấn Cao Bằng. Đặt trọng trấn để cai trị, trấn này có 1 phủ, 4 châu". Chuyển lỵ trấn về Cao Bằng.
 Từ thời Lê Trung Hưng đến trước khi vua Minh Mệnh cải cách hành chính (1831 – 1832), thì cả nước đã hình thành các đơn vị hành chính mới. Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX" là một bộ địa danh hành chính đời Gia Long (1801 – 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, trại, động.
II. THỜI THUỘC PHÁP
 Tháng 10/1886, thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng.
 Năm 1888, Cao Bằng là một quân khu. Quân khu Cao Bằng gồm Tiểu quân khu Cao Bằng và các đồn binh: Cao Bằng, Sóc Giang, Nguyên Bình, Ngân Sơn, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hoà, Nặm Nàng.
Thực dân Pháp đã phân chia địa bàn từ Thanh Hoá trở ra bắc thành 14 quân khu. Mỗi quân khu do một sĩ quan cấp đại tá hoặc cấp tướng trực tiếp chỉ huy.
 Ngày 06/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ các quân khu và thiết lập các đạo quan binh. Đạo quan binh là đơn vị hành chính đặc biệt do giới quân sự nắm quyền cai trị. Mỗi đạo quan binh do một sĩ quan đứng đầu làm tư lệnh với đầy đủ quyền dân sự và quân sự, thời kỳ đầu về dân sự ngang với Thống sứ Bắc Kỳ.
 Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tại Bắc Kỳ 4 đạo quan binh: Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn La. Đạo quan binh thứ 2 thủ phủ đặt tại Cao Bằng (Cao Bằng là tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh 2). Sau đó chuyển thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng, đạo lỵ đặt tại Cao Bằng, gồm 3 tiểu quân khu: Cao Bằng, Bảo Lạc, Bắc Kạn.
 Ngày 01/01/1906, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định: "các Đạo quan binh 2, 3 và 4 được đặt lại, về phương diện tài chính dưới quyền của Thống sứ Bắc Kỳ và được cai trị theo luật lệ hiện hành tại các tỉnh dân sự. Việc cai trị các Đạo quan binh 2, 3 và 4 vẫn đặt dưới quyền một sĩ quan cao cấp cấp đại tá hoặc trung tá. Mỗi đạo quan binh được phân thành 2 hạt. Việc chia thành khu vực bị bãi bỏ".
Từ sau Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 16/4/1908, đạo quan binh chia thành các đơn vị hành chính và tư pháp ngang với công sứ các tỉnh dân sự.
Từ năm 1886 – 1945, tên gọi, địa giới và số lượng các đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng luôn có sự thay đổi. Cuối thế kỷ XIX, tỉnh Cao Bằng gồm có phủ Trùng Khánh (với 3 châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên) và phủ Hòa An (với 3 châu: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình).
 Năm 1926, theo sách "Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ", "Cao Bằng là Đạo quan binh thứ nhì" gồm 1 phủ: Hòa An (phủ lỵ ở Nước Hai); 7 châu: Hà Quảng, Thạch An, (châu lỵ ở Đông Khê), Nguyên Bình, Phục Hoà (châu lỵ ở Tà Lùng), Quảng Uyên, Thượng Lang (châu lỵ ở Trùng Khánh phủ) và Hạ Lang; 3 đại lý: Quảng Uyên, Nguyên Bình và Đông Khê.
III. THỜI KỲ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 - LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Cao Bằng cùng cả nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới.
 Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp tổng, phủ, đạo, châu. Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh nhất loạt gọi là huyện. Cao Bằng lúc đó gồm 11 huyện, thị: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hoà, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trấn Biên và Thị xã Cao Bằng.
 Ngày 03/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
 Ngày 01/7/1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang hợp thành Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 20/3/1958, huyện Trấn Biên được đổi tên thành huyện Trà Lĩnh. Ngày 7/4/1966, chia huyện Hà Quảng thành hai huyện là: Hà Quảng và Thông Nông. Ngày 8/3/1967, hợp nhất huyện Quảng Uyên và Phục Hoà thành huyện Quảng Hoà. Đến ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (khoá V) kỳ họp thứ 2 quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Quyết định tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành một tỉnh là Cao Lạng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng.
 Ngày 29/12/1978, Nghị quyết Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 4 chia tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Sáp nhập 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng.
 Ngày 06/01/1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn tách 2 huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Cao Bằng thời điểm này gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thị xã, 10 huyện) và 189 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 6.724,72 km2.
 Ngày 25/9/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/2000/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc và thành lập huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng.
 Ngày 13/12/2007, Chính phủ ra Nghị định số 183/2007/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hoà thuộc tỉnh Cao Bằng.
Ngày 18/10/2010, thị xã Cao Bằng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 926/QĐ-BXD, công nhận là đô thị loại III.  Ngày 25/9/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP, thành lập Thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.
Như vậy, dù nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính, song lãnh thổ Cao Bằng cơ bản vẫn ổn định. Hiện nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 12 huyện); 199 xã, phường, thị trấn (14 thị trấn, 4 phường, 181 xã); có 46 xã thị trấn biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế. 
 Thiên nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngao huyện Trùng Khánh; hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh... Cao Bằng là nơi có nhiều khu di tích lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc như  hai di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Pác Bó huyện Hà Quảng, Rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình; khu di tích Lam Sơn huyện Hoà An, di tích Đông Khê - Đức Long huyện Thạch An... gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Vị trí địa lý: Tỉnh Cao Bằng được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21" đến 23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 333km; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A.
- Địa hình, địa mạo: Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng (vùng trung tâm) có địa hình khá bằng phẳng, bao gồm đồi thấp xem kẽ các cánh đồng tương đối rộng, phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng; Vùng núi đất: chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên Bình xuống phía Tây Nam huyên Thạch An. Là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có đỉnh núi cao gần 2000m, như Phja Dạ (Bảo Lâm) 1980, Phja Oắc (Nguyên Bình) 1931m. Vùng đá vôi: chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Thông Nông, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa. Về địa thế, tỉnh Cao Bằng có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.
Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho  phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa.
- Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè.
  Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch.
- Sông suối: Sông Bằng bắt nguồn từ núi Nà Vài cao 60m, cách Sóc Giang về phía Tây Bắc 10km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Tây Giang tại Long Châu ở độ cao 140m. Sông Bằng có diện tích lưu vực thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.377 km2. Sông chảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài 110 km với 4 phụ lưu là sông Dẻ Rào, Sông Hiến, sông Trà Lĩnh, sông Bắc Vọng; độ dốc lưu vực là 20% mật độ lưới là 0,91 km/km2, hệ số uốn khúc là 1,29. Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc) và kết thúc ở thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm), có diện tích lưu vực là 2006km2 (kể cả phần sông Năng). Sông Quây Sơn: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trùng Khánh và huyện Hạ Lang với chiều dài 38 km. Các sông, suối thuộc lưu vực lớn của sông Quây Sơn là sông Quây Sơn Tây, sông Quây Sơn Đông, suối Bản Viết, suối Na Vy và suối Gun. Các sông của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử dụng mục đích thủy điện.
* Tài nguyên đất: Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm 60,8%; Nhóm đất mùn trên núi cao diện tích 194 ha chiếm 0,03%; Nhóm đất cacbonat diện tích 6.322 ha chiếm 0,94%; Nhóm đất đen diện tích khoảng 127 ha chiếm 0,02%; Nhóm  đất mùn vàng đỏ trên núi diện tích khoảng 63.054 ha chiếm 9,38%: Đất xói mòn trơ sỏi đá diện tích 2.420 ha chiếm 0,36%. Nhìn chung tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng khá đa dạng về nhóm đất và loại đất, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông -lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.
* Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kế năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7 ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như giá trị nghiên cứu khoa học, đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam như cẩu ích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ gia bì gai,... hệ thống vật rừng khá phong phú, theo kết quả điều cho thấy ở Cao Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một số loài quý hiếm như: Khỉ mặt đỏ, cu li lớn, vượn đen, voọc đen má trắng, cáo lửa, sói đỏ, gấu ngựa, rái cá, báo hoa mai, hươu xạ, sơn dương, tê tê, sóc bay...
* Tài nguyên nước
Tiềm năng nước mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm khoảng 10,5 tỷ m3, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung Quốc chảy sang là 3,5 tỷ m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang là 1,9 tỷ m3) và lượng dòng chảy trên tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3. Nói chung tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng còn khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
* Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau như sắt, mangan, chì, kẽm..., trong đó có những mỏ có quy mô lớn tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hạ Lang... Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011, về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 và đã cấp phép khai thác, chế biến một số loại khoáng sản. Công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều tiềm năng.


Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Cao Bằng - Infomation

Cao Bằng
Tỉnh
Thác Bản Giốc.jpg
Thác Bản Giốc nhìn từ Việt Nam
Địa lý
Tọa độ22°41′08″B 106°15′47″ĐTọa độ22°41′08″B 106°15′47″Đ
Diện tích6.707,9 km²[1]
 Tổng cộng515.000 người[1]
 Mật độ77 người/km²
Dân tộcTàyNùngH'Mông,
DaoViệtSán Chay
Hành chính
Quốc giaCờ Việt Nam Việt Nam
Tỉnh lỵThành phố Cao Bằng
 Chủ tịch UBNDNguyễn Hoàng Anh
 Chủ tịch HĐNDHà Ngọc Chiến
 Bí thư Tỉnh ủyHà Ngọc Chiến
Phân chia hành chính1 thành phố
12 huyện
Mã hành chínhVN-04
Mã bưu chính27xxxx
Mã điện thoại26
Biển số xe11
Webhttp://www.caobang.gov.vn/
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Địa lý[sửa]

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơnsông Bắc Vọngsông Nho Quếsông Năngsông Neo hay sông Hiến.

Môi Trường[sửa]

Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thị xã. Tuy nhiên do sản lượng quặng lớn cùng với sự khai thác bừa bãi và quản lý không nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm khá nặng do ý thức vứt rác bữa bãi của người dân cùng với ngành công nghiệp khai khoáng và khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm thu hẹp dòng chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu dân cư, nước sông có hiện tượng bốc mùi hôi thối. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng không bị ô nhiễm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác. Tuy nhiên, so với các địa phương khác của Việt Nam, Cao Bằng là một trong những tỉnh có khí hậu trong lành và ít ô nhiễm nhất.

Khí hậu[sửa]

Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
  • Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày 01/10/2009)[2]. Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người.
  • Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %),
    Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người[2].

Lịch sử[sửa]

Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý-nhà Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này (Lạng Sơn + Cao Bằng) chính thức phụ thuộc vào Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi đánh đuổi được Nùng Trí Cao.

Các đơn vị hành chính[sửa]


Một khu chợ tại tỉnh Cao Bằng

Dãy nhà bên Bằng Giang tại thành phố Cao Bằng

Những thay đổi và sáp nhập trong lịch sử[sửa]

  • Năm 1950, tỉnh Cao Bằng có 10 huyện: Bảo Lạc, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phú Thạch, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh.
  • Năm 1958, huyện Trấn Biên đổi tên thành huyện Trà Lĩnh.
  • Năm 1963, thành lập thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc tỉnh Cao Bằng Quyết định số 26-CP ngày 14/03/1963. Đến năm 1981 chuyển thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc huyện Nguyên Bình Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/09/1981.
  • Năm 1966, thành lập huyện Thông Nông trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Quảng Quyết định số 67-CP ngày 07/04/1966.
  • Năm 1967, hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên hợp nhất thành huyện Quảng Hòa Quyết định số 27-CP ngày 08/03/1967.
  • Năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh Quyết định số 176-CP ngày 15/09/1969.
  • Ngày 27/12/1975, tỉnh Cao Bằng được sáp nhập với tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng.
  • Ngày 29/12/1978 tái lập tỉnh Cao Bằng từ tỉnh Cao Lạng, đồng thời nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4, ngày 29/12/1978. Lúc đó tỉnh Cao Bằng có 11 huyện: Bảo Lạc, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Ngân Sơn, Chợ Rã.
  • Ngày 17/02/1979 quân Trung Quốc chiếm được thị xã Cao Bằng và đã hủy diệt hầu như toàn thị xã, các công trình kiến trúc đã bị phá tan tành, kể cả chùa chiền đền miếu. Khu di tích chủ tịch Hồ Chi Minh tại hang Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cũng bị chúng đặt bom mìn phá sập cửa hang và các di tích của Bác, bức bia đá Bác viết khi vừa trở về Tổ Quốc cũng bị nứt làm đôi.
  • Năm 1981, tái lập huyện Hạ Lang từ các xã đã nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/09/1981.[cần dẫn nguồn]
  • Năm 1984, huyện Chợ Rã đổi tên thành huyện Ba Bể Quyết định số 144-HĐBT ngày 06/11/1984.
  • Năm 1996, trả hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể về tỉnh Bắc Kạn mới tái lập.
  • Năm 2000, chia huyện Bảo Lạc thành huyện Bảo Lạc mới và huyện Bảo Lâm Nghị định số 52/2000/NĐ-CP ngày 25/09/2000.
  • Năm 2001, tái lập hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên từ huyện Quảng Hòa ngày 13 tháng 12 năm 2001 [1].
Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thành phố và 12 huyện:
TênLoại hành chínhDân số 2003Diện tíchkm²thị trấn (đậm)
Cao Bằngthành phố51,386[3]55[3]phường: Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Hoà Chung, Ngọc Xuân, Duyệt Chung,Hưng Đạo, Đề Thám.
Bảo Lạchuyện47,019[3]919[3]Bảo Lạc, Sơn Lộ, Đình Phùng, Hưng Đạo, Huy Giáp, Hồng An, Xuân Trường, Khánh Xuân, Phan Thanh, Hồng Trị, Cô Ba, Bảo Toàn, Cốc Pàng, Thượng Hà, Hưng Thịnh, Sơn Lập, Kim Cúc.
Bảo Lâmhuyện107,279[3]1457[3]Pác Miầu, Mông Ân, Thái Học, Thái Sơn, Nam Cao, Nam Quang, Tân Việt, Yên Thổ, Quảng Lâm, Thạch Lâm, Lý Bôn, Đức Hạnh, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong
Hạ Langhuyện26,330[3]463[3]Hạ Lang, Thị Hoa, Thái Đức, Cô Ngân, Vinh Quý, Việt Chu, Quang Long, An Lạc, Kim Loan, Đức Quang, Thắng Lợi, Minh Long, Đồng Loan, Lý Quốc, Thanh Nhật
Hà Quảnghuyện34,113[3]454[3]Sóc Hà, Trường Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Tổng Cọt, Nội Thôn, Hồng SĨ, Sĩ Hai, Mã Ba, Hạ Thôn, Phù Ngọc, Đào Ngạn, Xuân Hoà, Quý Quân, Nà Sac, Thượng Thôn, Vần Dính
Hòa Anhuyện72,104[3]656[3]Nước Hai, Dân Chủ, Đức Long, Công Trừng, Trương Lương, Bình Long, Nam Tuấn, Đại Tiến, Đức Xuân, Ngũ Lão, Bế Triều, Vĩnh Quang, Hồng Việt, Hoàng Tung, Bình Dương, Bạch Đằng, Lê Chung, Chu Trinh, Hà Trì, Quang Trung, Nguyễn Huệ,
Nguyên Bìnhhuyện39,153[3]837[3]Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Thịnh Vượng, Hoa Thám, Lang Môn, Tam Kim, Hưng Đạo, Quang Thành, Thành Công, Phan Thanh, Mai Long, Ca Thành, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Thể Dục, Thái Học, Minh Thanh, Bắc Hợp, Minh Tâm
Phục Hòahuyện102,974 [3]263[3]Hòa ThuậnTà Lùng, Mỹ Hưng, Hồng Đại, Cách Linh, Triệu Ẩu, Đại Sơn, Tiên Thành, Lương Thiện
Quảng Uyênhuyện42,544[3]383[3]Quảng Uyên, Bình Lăng, Cai Bộ, Chí Thảo, Đoài Khôn, Độc Lập, Hồng Định, Hạnh Phúc, Hồng Quang, Hoàng Hải, Phúc Sen, Phi Hải, Quốc Phong, Quảng Hưng, Quốc Dân, Tự Do, Ngọc Động
Thạch Anhuyện31,942[3]683[3]Đông Khê, Đức Long, Danh Sĩ, Lê Lợi, Đức Xuân, Trọng Con, Lê Lai, Thụy Hùng, Thị Ngân, Vân Trình, Thái Cương, Đức Thông, Quang Trọng, Minh Khai, Canh Tân, Kim Đồng
Thông Nônghuyện23,116[3]360[3]Thông Nông, Bình Lãng, Thanh Long, Lương Can, Yên Sơn, Đa Thông, Lương Thông, Vị Quang, Cần Yên, Cần Nông, Ngọc Động
Trà Lĩnhhuyện21,600[3]257[3]Hùng Quốc, Tri Phương, Cô Mười, Quang Hán, Quang Vinh, Lưu Ngọc, Cao Chương, Quốc Toản, Xuân Nội, Quang Trung
Trùng Khánhhuyện50,189[3]469[3]Trùng Khánh, Đàm Thủy, Chí Viễn, Phong Châu, Cao Thăng, Đoàn Côn, Thân Giáp, Thông Huề, Đức Hồng, Trung Phúc, Cảnh Tiên, Đình Minh, Đình Phong, Ngọc Khê, Ngọc Chung, Phong Nậm, Lăng Yên, Khâm Thành, Lăng Hiếu

Danh lam thắng cảnh và du lịch[sửa]

Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú.

Thắng cảnh[sửa]

Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông. Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh.

Du lịch văn hoá[sửa]

  • Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.
  • Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.
  • Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam